Mức độ dùng nước rửa bát tương đương với việc chúng ta ăn cơm hằng ngày, nếu dùng nước rửa bát kém chất lượng, dùng sai cách ngày này qua tháng nọ chính là nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
1/ Nên đeo găng tay khi rửa bát
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy các chất độc hại trong nước tẩy rửa (nhất là nước tẩy rửa không rõ nguồn gốc) có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp.
Do đó, khi rửa bát tốt nhất mẹ nên đeo găng tay, việc này còn hạn chế được tình trạng da tay bị làm mỏng, “ăn” da, khô da, kích ứng….
2/ Không nên tự ý pha trộn các loại nước rửa bát khác nhau
Một số chị em cứ nghĩ đã là nước rửa bát thì đều như nhau, từ đó tự ý pha trộn các loại nước rửa bát với nhau và sử dụng.
Thực tế, việc “cộng gộp” như vậy có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh độc tố.
3/ Nên loại bỏ thức ăn thừa, chất bẩn trên bề mặt chén bát trước khi rửa bằng nước rửa bát.
Với bước này chị em sẽ giảm đi được chất bẩn, dầu mỡ trên chén bát trước khi dùng nước rửa bát để rửa sạch.
Đồng thời nếu làm như vậy sẽ giảm đi được lượng nước rửa bát cần dùng, tiết kiệm hơn. Nhất là nếu bạn dùng nước rửa bát hữu cơ (đặc điểm của nước rửa bát hữu cơ là khả năng làm sạch không cao vì không sử dụng hóa chất tẩy mạnh) sẽ giúp bát đĩa sạch hơn mà không tốn quá nhiều nước rửa bát
4/ Không nên ngâm dụng cụ cần làm sạch trong dung dịch nước rửa chén quá lâu
Thực chất, việc ngâm dụng cụ cần làm sạch trong dung dịch nước rửa chén quá lâu thì nguy cơ hóa chất ngấm vào dụng cụ càng cao, nhất là với các dụng được làm bằng vật liệu dễ thấm như tre, gỗ lại càng nguy hiểm.
Chính vì vậy, nếu dụng cụ quá bẩn hoặc khó tẩy rửa, tốt nhất bạn nên ngâm với nước sạch nếu đó là thức ăn (cơm cháy, thức ăn cháy, cơm dính nồi…). Nếu là vết bẩn cần hóa chất để làm sạch thì chỉ nên ngâm từ tối đa 30 phút với các vật liệu làm bằng inox, sắt….
5/ Chỉ lấy lượng vừa đủ nước rửa bát
Tùy vào lượng chén bát… mà chị em nên sử dụng nước rửa bát vừa phải, không nên lạm dụng.
Nước rửa bát càng đặc thì nguy cơ các hóa chất thẩm thấu qua da, tồn đọng trên bề mặt chén bát ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.
6/ Không nên đổ trực tiếp nước rửa bát lên bề mặt của dụng cụ cần làm sạch (chén, bát, nồi…)
Việc đổ trực tiếp nước rửa bát lên dụng cụ cần làm sạch nguy cơ cao là lượng hóa chất vẫn còn tồn dư trên bề mặt của dụng cụ. Điều này vừa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vừa gây lãng phí nước rửa bát.
Ngoài ra chị em cũng cần lưu ý, không cho dung dịch nước rửa bát trực tiếp lên bông rửa, bởi khả năng cao thì hóa chất vẫn còn trên bề mặt dụng cụ cần làm sạch, đồng thời vừa gây lãng phí.
7/ Nên hòa loãng dung dịch nước rửa bát với nước sạch
Tùy vào lượng chén bát cần rửa mà chị em dùng bao nhiêu nước rửa bát để hòa loãng với lượng nước nhất định.
Việc hòa loãng nước rửa bát với nước sẽ giảm thiểu được lượng hóa chất tồn đọng trên bề mặt của dụng cụ cần làm sạch an toàn cho sức khỏe, vừa tạo nhiều bọt để làm sạch bát đĩa vừa tiết kiệm được nước rửa bát
8/ Nên tráng lại 2-3 lần nước sạch sau khi rửa với nước rửa bát
Để loại bỏ hoàn toàn các hóa chất còn tồn đọng trên bề mặt dụng cụ cần làm sạch, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe (gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, ngộ độc…) chị em nên tráng dụng cụ dưới vòi nước từ 2-3 lần nước sạch (không nên dùng chậu nước để tráng dụng cụ cần làm sạch).
9/ Với các loại bát, dĩa bị sứt mẻ bạn nên cẩn thận
Với các loại bát, dĩa… đã bị sứt mẹ khi dùng nước rửa bát để rửa thì nguy cơ tồn đọng các chất tẩy rửa cực kỳ cao, vì một khi đã thấm thì dù tráng nhiều lần nước chúng vẫn bám trên bề mặt, nhất là khi bạn sử dụng nước rửa bát không rõ nguồn gốc, lượng hóa chất cao.
Tốt nhất với các loại bát dĩa này bạn không nên dùng để chế biến thức ăn, nếu sứt mẻ quá nhiều bạn nên dùng để đựng các vật dụng khác thay vì dùng để đựng thức ăn.
10/ Tuyệt đối không dùng xà phòng, bột giặt để rửa bát
Một số chị em khi hết nước rửa bát đành lấy bột giặt để “chữa cháy” với suy nghĩ “ừ dùng một lần chắc không sao”.
Thực tế, hầu hết các thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn chứa hóa chất gây ung thư.
Khi dùng bột giặt để rửa chén, bát… các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, giảm sức đề kháng…
Chính vì vậy, nếu không có nước rửa bát hãy tráng qua thức ăn, sau đó ngâm sơ với nước sạch có ít chanh trong thời gian đợi mua nước rửa bát mẹ nhé!
11/ Mẹo làm sạch đối với dụng cụ làm bằng nhựa
Với các hộp nhựa đựng thức ăn, các dụng cụ làm bằng nhựa khá khó để làm sạch dầu mỡ, thay vì dùng nhiều nước rửa bát, mẹ chỉ cần ngâm qua nước ấm pha thêm ít muối, sau đó rửa lại với nước rửa chén pha loãng là vừa sạch vừa không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
12/ Sau khi rửa nên úp, để nghiêng để chén bát… được khô ráo
Hãy đảm bảo rằng chén bát được ráo nước, nên kê ở nơi có ánh nắng, không nên để nơi ẩm thấp. Khi dùng cần lấy khăn sạch lau sơ qua hoặc cẩn thận hơn bạn có thể tráng qua với nước nóng trước khi dùng.
13/ Quan trọng nhất vẫn là chất lượng nước rửa bát
Chính xác thì đây là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nhiều chị em cứ nghĩ, nước rửa bát chỉ cần làm sạch dụng cụ là được mà không hề biết rằng, đây là thứ mà chúng ta sử dụng mỗi ngày như việc ăn cơm hằng ngày.
Nếu không lựa chọn sản phẩm an toàn cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ cao cơ thể phải hấp thụ một lượng hóa chất gây hại, tích tụ từng ngày và gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
Tuyệt đối không nên mua nước rửa chén bát trôi nổi không rõ nguồn gốc, giá rẻ vì nguy cơ cao đó chỉ là hóa chất độc hại.
Mẹ nên chọn các loại nước rửa bát có nguồn gốc thiên nhiên, nước rửa bát hữu cơ càng tốt.
Nước rửa bát hữu cơ là dòng nước rửa bát được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, đã được các tổ chức hữu cơ kiểm định và đánh giá vệ mức độ an toàn cho sức khỏe của con người.
Do đó, khi sử dụng bạn sẽ hoàn toàn an tâm, hạn chế gần như tối đa các ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước rửa bát tuy là món đồ nhỏ nhưng lại cực kỳ cần thiết trong mỗi hộ gia đình, nếu như sử dụng sản phẩm kém chất lượng, dùng sai cách tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em nội trợ tuyệt đối không được chủ quan nhé!